Ý nghĩa tên gọi Giao Chỉ Giao_Chỉ

Bản đồ Đông Nam Á năm 1609, nước Đại Việt được người phương Tây gọi là Cochinchina (tức là Cochin gần Trung Quốc) để phân biệt với địa danh Cochin nằm ở bờ tây nam Ấn Độ.

Giao Chỉ còn được dùng để gọi người Việt cổ.

Chữ Giao (交) nghĩa là giao nhau, qua lại, kết hợp với nhau. Ý kiến quan trọng khác chữ Giao trong Giao chỉ liên quan đến Giao Long là một linh vật của vùng này mà sau này phổ biến rộng rãi hơn trong vùng được biết như là con Rồng.

Riêng chữ Chỉ không được chép và lý giải thống nhất.

  • Còn các sách Từ nguyên, Từ hải,... lại viết có bộ "túc" (趾) ở bên.

Tuy vậy, bộ Từ hải và học giả Nguyễn Văn Tố cho rằng viết chữ Chỉ nào cũng được. Theo Từ hải, chữ 趾 có 4 nghĩa:

  1. Cùng nghĩa với "cước" là chân
  2. Nghĩa là "cước chỉ", tức ngón chân
  3. Nghĩa là "tông tích", tức dấu tích
  4. Thông nghĩa với chữ chỉ có bộ thổ 址, nghĩa là cái nền, nền móng, như "cơ chỉ", "trụ chỉ"

Do vậy chữ Chỉ được hiểu theo nhiều cách, từ đó chữ Giao Chỉ cũng được hiểu theo nhiều cách.

Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: "Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)". Ý kiến này được nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam chấp nhận.

Bộ Từ nguyên (quyển Tý, trang 141) bác lại ý kiến trên mà cho rằng: "Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp, có tiếng "đối trụ", có tiếng "lân trụ" để gọi loài người trên thế giới. "Đối trụ" là phía Nam, phía Bắc đối nhau, "lân trụ" là phía Đông, phía Tây liền nhau. Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp vào nghĩa "đối trụ", vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam, cũng như một chân phía Bắc, một chân phía Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau."

Các nhà sử học Việt Nam kể từ Nguyễn Văn Siêu, Đặng Xuân Bảng, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,... đều theo cách giải thích thứ hai này.

Năm 1868, bác sĩ Clovis Thorel trong đoàn thám hiểm của Ernest Doudart de Lagrée đã nhận xét hiện tượng hai ngón chân cái giao nhau là "một đặc điểm của giống người An Nam". Sau này các học giả Pháp khác cũng ghi nhận điều này.

Hiện tượng hai ngón chân cái trẹo ra ngoài để có tư thế giao nhau khi hai bàn chân đặt song song gần nhau được gặp không chỉ ở các dân tộc Đông Dương mà còn ở các dân tộc khác như người Mã Lai, Xiêm, Trung Hoa, Ả Rập, Melanesiangười Negrito, chỉ khác nhau ở mức độ. Nhưng hiện tượng này rất hiếm gặp ở người châu Âu. Đây không phải là hiện tượng bệnh lý, mà có thể coi là một biến dị lại tổ (variation atavique) do xương mọc không thẳng như bình thường.[lower-alpha 1]

Hậu Hán thư thì dẫn theo Lễ Ký, cho rằng tục lệ nước ấy nam nữ tắm chung dưới sông nên gọi là Giao Chỉ.[lower-alpha 2][11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_Chỉ http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8D%97%E9%BD%8A%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%AE%8B%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E5%94%90%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E9%9A%8B%E6%9B%B8/%... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... https://ctext.org/dictionary.pl?if=gb&char=%E9%98%... https://ctext.org/dictionary.pl?if=gb&id=77629 https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%BE%8C%E6%BC%...